Máu tụ trong não có nguy hiểm không? Biểu hiện thường thấy

Máu tụ trong não có nguy hiểm không? Biểu hiện thường thấy

Máu tụ trong não là một tình trạng nguy hiểm đòi hỏi sự chú ý và xử lý kịp thời. Những tụ máu nhỏ có thể không gây ra triệu chứng nghiêm trọng và tự giảm đi trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên có thể nói máu tụ trong não vô cùng nguy hiểm, hãy cùng tìm hiểu mức độ nguy hiểm của nó và các biểu hiện để phòng tránh và phát hiện kịp thời. Hy vọng bài viết có thể giải đáp được câu hỏi máu tụ trong não có nguy hiểm không? Cũng như triệu chứng phổ biến của nó.

Nguyên nhân gây ra tình trạng máu tụ trong não

Tụ máu não, còn được gọi là xuất huyết não hoặc máu tụ trong não, là tình trạng khi có máu chảy ra khỏi các mạch máu bên trong não và tập trung lại tạo thành tụ máu. Đây là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng hoặc để lại nhiều ảnh hưởng xấu đối với khả năng nhận thức hoặc vận động, cần được theo dõi và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân phổ biến và chủ yếu thường gặp là do chấn thương đầu, chấn thương mạch máu trong não do tai nạn, va chạm, hoặc tai nạn lao động có thể gây vỡ mạch máu và gây tụ máu trong não. Máu tụ nội sọ có thể xảy ra với các chấn thương vừa và nặng ở đầu, chẳng hạn như các chấn thương đầu xảy ra do tai nạn xe, té ngã, bị hành hung, chấn thương trong khi chơi thể thao. Một số chấn thương ở đầu có thể nhẹ và chỉ gây mất ý thức trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, bạn có thể bị tụ máu não nghiêm trọng ngay cả khi không có vết thương hở, vết bầm tím hoặc tổn thương rõ ràng khác.

Ngoài ra tụ máu não còn được tiềm ẩn đối với một số đối tượng mắc các căn bệnh liên quan huyết áp, tim mạch, suy giảm đông máu…Cụ thể tăng huyết áp lâu dài và không được kiểm soát đúng cách có thể làm hỏng mạch máu trong não và gây tụ máu; Các bệnh lý như đột quỵ (stroke) hoặc sự suy giảm đông máu khác có thể làm cho các mạch máu dễ tụ máu; Một số loại thuốc gây rối đông máu, như thuốc chống loạn nhịp tim (anticoagulants), có thể tăng nguy cơ tụ máu trong não. Trường hợp này thường gặp ở những người sử dụng rượu bia và đồ uống kích thích thường xuyên, người chịu tác dụng phụ của một số loại thuốc chống đông máu như aspirin, warfarin, hoặc dipyridamole (Persantine) có khả năng gặp các vấn đề về chảy máu nhiều hơn, bao gồm cả tụ máu.

Mức độ nguy hiểm của người bị tụ máu não

Tụ máu não nguy hiểm dựa theo vị trí tụ máu
Tụ máu não nguy hiểm dựa theo vị trí tụ máu

Mức độ nguy hiểm của tụ máu não hay máu tụ trong não phụ thuộc vào vị trí, kích thước, tốc độ phát triển của tụ máu và khả năng xử lý kịp thời của tình trạng này. Máu tụ trong não có thể là một vấn đề cấp cứu và tiềm ẩn nguy cơ rất cao cho sức khỏe và tính mạng.

Dựa vào tình trạng nặng nhẹ và mức độ nguy hiểm, tụ máu não được chia thành 2 loại chính: Tụ máu não cấp tính: có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người; Tụ máu não mãn tính: Tính chất ít nguy hiểm hơn mãn tính. Nếu kiên trì điều trị thì có thể khôi phục được chức năng hoặc cải thiện tình trạng biến chứng.

Ngoài ra, tụ máu não còn được phân theo vị trí, gồm 3 loại:

Tụ máu dưới màng cứng: xảy ra khi các mạch máu nằm giữa não và màng cứng bị vỡ ra. Máu rò rỉ và đông lại thành từng khối. Khối máu tụ có thể lớn dần, gây mất ý thức hoặc có thể dẫn đến tử vong.

Tụ máu ngoài màng cứng: xảy ra khi một mạch máu nằm giữa bề mặt ngoài của màng cứng và hộp sọ bị vỡ. Hầu hết người bệnh sẽ khởi phát triệu chứng ngay sau khi bị chấn thương, chỉ một số ít vẫn còn tỉnh táo. Nếu không được điều trị kịp thời, tụ máu ngoài màng cứng ảnh hưởng đến động mạch trong não có thể dẫn đến tử vong.

Tụ máu trong nhu mô: là tình trạng đọng máu lại trong mô não. Dù việc tụ máu não xảy ra ở bất kỳ mức độ nào, việc điều trị tụ máu não vẫn nên được ưu tiên hàng đầu để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị máu tụ ở trong não có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Đột quỵ mạch máu não; Liệt nửa người; Động kinh; Rối loạn ngôn ngữ; Mất ý thức; Nói lắp; Đi lại khó khăn; Máu hoặc chất lỏng chảy ra từ tai hoặc mũi.

Biểu hiện thường thấy của người khi máu tụ trong não

Biểu hiện dễ thấy là đau đầu dữ dội
Biểu hiện dễ thấy là đau đầu dữ dội

Các dấu hiệu của người đang có máu tụ ở não có thể xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương ở đầu. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn tỉnh táo sau một chấn thương đầu và các triệu chứng có thể mất vài giờ, vài tuần hoặc lâu hơn sau đó để khởi phát. Triệu chứng tụ máu dưới màng cứng ở người lớn tuổi có xu hướng khởi phát muộn hơn những loại khác.

Biểu hiện của máu tụ trong não có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và kích thước của tụ máu. Dưới đây là một số triệu chứng thường thấy khi có máu tụ trong não:

– Đau đầu nghiêm trọng và bất thường là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Đau đầu thường xuất hiện đột ngột và có thể cực kỳ mạnh mẽ và gay gắt.

– Người bị máu tụ trong não thường cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa do áp lực trong não tăng cao.

– Máu tụ trong não có thể gây ra các vấn đề về nhận thức như lú lẫn, mất trí nhớ, khó tập trung và hỗn loạn.

– Có thể gây ra các triệu chứng như thị lực mờ, mờ hay nhòe hình ảnh, khó nhìn rõ gọi là rối loạn thị giác.

– Trong một số trường hợp, máu tụ trong não có thể kích thích các vùng quản trị chức năng của cơ thể và dẫn đến tình trạng co giật.

– Tùy thuộc vào vị trí của máu tụ, có thể gây ra liệt hoặc tê liệt ở một phần cơ thể.

– Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, máu tụ trong não có thể gây ra tình trạng mất ý thức và hôn mê.

Có thể các triệu chứng tụ máu não không thể hiện rõ ràng ngay từ đầu nhưng ngay khi có chấn thương ở đầu, cần theo dõi chặt chẽ mọi thay đổi về tinh thần, thể chất và tình cảm của người bệnh. Người gặp chấn thương cũng cần nói với người thân về chấn thương của mình vì bất cứ khi nào họ cũng có thể bị mất trí nhớ và quên chấn thương đã xảy ra. Việc chia sẻ này sẽ giúp người xung quanh nhận diện sớm triệu chứng cảnh báo để giúp bệnh nhân có được sự chăm sóc y tế kịp thời.

Nếu bạn hoặc ai đó có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ về máu tụ trong não, hãy tìm kiếm ngay sự giúp đỡ y tế. Việc đưa người bị nghi ngờ máu tụ trong não đến bệnh viện càng sớm càng tốt để đảm bảo được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp giảm nguy cơ tổn thương và tăng khả năng phục hồi.

Phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa máu tụ trong não

Phương pháp điều trị

Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị cho bệnh nhân bị tụ máu não. Việc lựa chọn phương pháp điều trị tụ máu não sẽ tùy thuộc theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương, mức độ tụ máu và sự hiện diện của các chấn thương khác.

Nếu khối máu nhỏ và không có triệu chứng thì việc loại bỏ là không cần thiết.

Nếu triệu chứng xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng sau khi bị chấn thương ở đầu từ vài ngày đến vài tuần thì người bệnh sẽ được theo dõi thay đổi thần kinh, áp lực nội sọ và chụp CT-Scanner não nhiều lần.

Trường hợp khối máu tụ trong sọ lớn và có khả năng nguy hiểm đến tính mạng thì việc điều trị sẽ bao gồm: Dùng thuốc cầm máu: nhằm giảm nguy cơ chảy máu nhiều hơn, chủ yếu dùng huyết tương đông lạnh và vitamin K; Phẫu thuật dẫn lưu máu: thực hiện với trường hợp máu đông khu trú và thay đổi dạng thức từ máu đông đặc sang dạng lỏng. Một lỗ nhỏ trên hộp sọ sẽ được tạo ra để hút dẫn lưu máu ra ngoài và làm giảm áp lực nội sọ; Phẫu thuật mở hộp sọ: thực hiện với khối máu tụ lớn, người bệnh sẽ cần mở một phần của xương sọ để lấy cục máu tụ ra.

Thời gian hồi phục với từng bệnh nhân cũng khác nhau từ 1 tháng đến vài năm hoặc cũng có người sẽ không thể hồi phục hoàn toàn do cơ thể không có đủ đề kháng và dưỡng chất để tự phục hồi. Vì vậy cách tốt nhất để rút ngắn thời gian phục hồi là nghỉ ngơi ngay khi thấy mệt mỏi, chỉ hoạt động bình thường trở lại khi đã thấy khỏe hơn, chú ý ngủ đủ giấc, hạn chế tham gia vận động mạnh, thường xuyên thăm khám để bác sĩ kiểm tra tình hình kịp thời chữa trị, tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích và bảo vệ vùng đầu thật tốt.

Biện pháp phòng ngừa tụ máu não

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy để tránh những điều đáng tiếc xảy ra gây thiệt hại cả về vật chất và tinh thần bạn nên có thói quen sau:

– Đội mũ bảo hiểm phù hợp và vừa vặn khi tham gia giao thông hay chơi các môn thể thao tiếp xúc như đi xe đạp, mô tô, trượt tuyết, cưỡi ngựa, trượt băng, trượt ván, hoặc bất kỳ hoạt động nào có thể dẫn đến chấn thương đầu.

– Chú ý thắt dây an toàn mỗi khi bạn lái xe hoặc ngồi trên xe có động cơ.

– Phòng ngừa dấu hiệu tụ máu não ở trẻ em. Luôn sử dụng ghế ngồi ôtô được lắp vừa vặn cho trẻ, che chắn các mặt bàn và cạnh bàn, chặn cầu thang, cố định đồ đạc hoặc các thiết bị nặng nhằm tránh nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn cho trẻ nhỏ.

– Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, rèn luyện thể thao và ăn đủ chất cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể khỏe hơn.

Có thể nói việc gặp phải va chạm, đặc biệt ở vùng đầu là khó tránh khỏi và không thể lường trước được. Vì vậy ngay từ bây giờ bạn nên tạo thói quen lành mạnh, xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc về loại bệnh này để kịp thời phát hiện, chữa trị.

Hy vọng sau khi đọc bài viết các bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi: Máu tụ trong não có nguy hiểm không? Cũng như biết được những biểu hiện và cách phòng chống loại bệnh này.

 

 

 

 

 

 

 

Share this post