Làm thế nào để da đầu bớt dầu? Nguyên nhân và cách khắc phục

Làm thế nào để da đầu bớt dầu? Nguyên nhân và cách khắc phục

Việc sở hữu mái tóc bồng bềnh là bao mơ ước của chị em bởi không phải ai cũng có cho mình mái tóc mềm mượt, bồng bềnh cả. Nỗi lo tóc dầu, tóc bết luôn là vấn đề nan giải khiến chị em mất đi nhiều phần tự tin khi ra ngoài. Mái tóc nhiều dầu làm cho bạn không những gặp nhiều phiền toái khi làm đẹp mà còn luôn mất tự tin về chính mình. Đặc biệt vào mùa hè khi nhiệt độ tăng lên lượng dầu đổ ra nhiều hơn gây khó chịu, bết dính và nặng nề.

Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu? Làm thế nào để da đầu bớt dầu? Hãy cùng nhau tham khảo những thông tin trong bài viết này để cải thiện nhé!

Nguyên nhân khiến da đầu bị đổ nhiều dầu

Tóc bết dầu luôn là nỗi lo của các chị em phái đẹp
Tóc bết dầu luôn là nỗi lo của các chị em phái đẹp

Tóc bết là hiện tượng các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tạo ra nhiều bã nhờn, gây ra cảm giác tóc bị bóng dầu, bết dính và thường mỏng xẹp, ép sát da đầu. Tóc bết thường gây mất thẩm mỹ và mất tự tin, sinh ra gàu và nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng nấm da đầu.

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do cơ địa từng người, một số người tuyến bã nhờn trên da đầu của bạn hoạt động quá mức khiến chất nhờn tiết ra gây bít tắc chân tóc. Da đầu có tuyến dầu tự nhiên, được gọi là tuyến dầu bã nhờn, có chức năng bôi trơn da và tóc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tuyến dầu hoạt động quá mức và tiết ra quá nhiều dầu, gây ra tình trạng da đầu dầu hoặc một số người có xu hướng có da dầu do yếu tố di truyền. Nếu có thành viên trong gia đình bạn có da dầu, có khả năng bạn cũng sẽ có tình trạng tương tự.

Thứ hai, gội đầu quá nhiều lần trong tuần hoặc gội đầu không kỹ khiến dầu gội, bụi bẩn còn lưu lại trên tóc gây bết dính. Gội đầu quá mạnh, thường xuyên có thể làm xóa bỏ hàng rào bảo vệ da đầu của bạn. Điều này làm cho tuyến bã nhờn sản sinh nhiều dầu hơn, gây nên tình trạng da đầu nhiều dầu, tóc bết. Bên cạnh đó nếu sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chứa nhiều thành phần hóa học độc hại có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ da đầu của bạn. Điều này có thể dẫn đến việc mất lớp dầu tự nhiên, khiến tuyến bã nhờn sản xuất nhiều bã nhờn hơn.

Thứ ba, việc sử dụng các chất hóa học trên tóc khi tạo kiểu hoặc dùng nhiệt để uốn ép tóc cũng là nguyên nhân khiến da đầu dễ đổ dầu khiến tóc mất đi lớp dưỡng chất tự nhiên. Ngoài ra bạn có chế độ ăn uống không lành mạnh, bổ sung thiếu chất cho tóc khiến tóc mất cân bằng và ngày càng dễ bết dính.

Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như thói quen chải tóc hàng ngày, thay đổi nội tiết tố hoặc tác dụng phụ của thuốc cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng da đầu đổ dầu gây bết dính. Thói quen chải tóc thường xuyên khiến nang tóc tiết nhiều dầu. Bên cạnh đó, thói quen không làm sạch lược chải đầu, thường xuyên vuốt tóc, độ mũ làm da đầu bức bí…là những nguyên nhân khiến da đầu bị nhờn. Thay đổi nội tiết tố nữ estrogen khiến tóc bóng dầu, cũng thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ tiền mãn kinh. Một số bệnh lý liên quan tới tuyến yên, thượng thận và buồng trứng cũng có thể làm tăng nguy cơ tiết bã nhờn. Tác dụng phụ của thuốc cũng có thể khiến bạn đối mặt với tình trạng tiết bã nhờn nhiều hơn.

Làm thế nào để da đầu bớt dầu?

Để cải thiện tình trạng bết dính trên da đầu cần sử dụng các phương pháp tự nhiên và kết hợp nhiều nguyên liệu với nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Hãy cùng tham khảo một số gợi ý sau đây.

Thay đổi tần suất gội đầu và gội đúng cách

Gội đầu đúng cách là phương pháp đơn giản mà hiệu quả cải thiện tình trạng dầu thừa
Gội đầu đúng cách là phương pháp đơn giản mà hiệu quả cải thiện tình trạng dầu thừa

Tần suất gội đầu là một trong những yếu tố chính quyết định mức độ nhờn của da đầu. Gội đầu giúp loại bỏ bụi bẩn và mang tới cảm giác thư thái cho bạn sau mỗi ngày làm việc căng thẳng. Giữ cho da đầu của bạn sạch sẽ và loại bỏ dầu thừa là rất quan trọng để loại bỏ da đầu nhờn. Tuy nhiên, bạn không nên gội đầu quá nhiều trong một tuần, ít nhất 3 lần một tuần để giữ cho nó sạch và không có dầu. Bởi nếu gội đầu thường xuyên với tần suất dày đặc có thể lấy đi lớp dầu tự nhiên và độ ẩm từ da đầu điều này có thể khiến tuyến bã nhờn của bạn tăng cường sản xuất dầu để bù lại phần lớp dầu tự nhiên đã mất và làm tình trạng tóc bết dính nhiều hơn.

Khi gội chỉ nên lấy lượng dầu vừa đủ để thoa đều lên tóc từ chân tới ngọn. Trong quá trình làm, bạn kết hợp với massage nhẹ nhàng để lấy đi bụi bẩn và giúp đầu óc được thư giãn. Sau đó hãy gội thật sạch bằng nước và không để lại dầu thừa trên da đầu tránh gây bít tắc và đổ nhiều dầu hơn và để tóc khô tự nhiên không nên lạm dụng máy sấy tóc.

Hạn chế chải tóc, nên để tóc gọn gàng

Để tóc gọn gàng, búi cao tóc tránh vuốt tóc gây nhiều dầu thừa hơn
Để tóc gọn gàng, búi cao tóc tránh vuốt tóc gây nhiều dầu thừa hơn

Các chị em thường có thói quen chải tóc nhiều lần trong ngày không chỉ bớt rối mà đôi khi còn để có cảm giác tiếp xúc trên da đầu, tạo cảm giác thư thái. Nhưng các chuyên gia về tóc khuyên bạn không nên chải tóc thường xuyên. Chải tóc quá thường xuyên có thể kích thích tuyến dầu trên da đầu hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng da đầu dầu. Điều này có thể làm tóc trở nên nhờn và bết dính.

Tương tự với chải tóc thì việc chị em dùng tay vuốt tóc cũng sẽ khiến da đầu bị kích thích và đổ nhiều dầu hơn. Vì vậy thay vì để tóc lòa xòa khiến bạn phải vuốt nhiều hay chải nhiều lần thì bạn nên để những kiểu tóc gọn gàng, có thể tạo kiểu như tết tóc hoặc kẹp gọn lên, nếu không thích cột cao thì bạn có thể búi.

Làm theo cách nào cũng được, miễn sao, bạn nên thử nghiệm một hai lần để xem hợp với khuôn mặt cửa mình hay không để áp dụng ngay nhằm che đi khuyết điểm của tóc và hạn chế tối đa việc chải hay sờ lên da đầu.

Thay đổi dầu gội đầu và thói quen sử dụng nhiệt, hóa chất vào tóc

Hạn chế sử dụng hóa chất và nhiệt độ cao lên tóc để tạo kiểu
Hạn chế sử dụng hóa chất và nhiệt độ cao lên tóc để tạo kiểu

Nhiệt sinh ra từ các sản phẩm tạo kiểu có thể gây ra một lượng hư tổn đáng kể cho tóc của bạn. Chúng không chỉ gây gãy rụng mà có thể lấy đi tinh dầu từ tóc của bạn về lâu dài. Điều này có thể khiến da đầu của bạn sản xuất quá nhiều dầu một lần nữa, khiến tóc bạn nhờn và cảm thấy nặng nề.

Bạn nên tìm sản phẩm dầu gội chứa các thành phần như chất kháng vi khuẩn và chống viêm như tea tree oil, kem sắn dây, cây lô hội, hoặc tinh dầu bạc hà. Những thành phần này giúp làm sạch và làm dịu da đầu, ngăn chặn vi khuẩn và tác nhân gây viêm. Sản phẩm dành cho da đầu dầu nên có chất làm sạch nhẹ nhàng để loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn trên da đầu mà không làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên. Các sản phẩm chứa chất điều chỉnh tuyến dầu như kẽm pyrithione, acid salicylic, hoặc acid glycolic, những thành phần này có khả năng kiểm soát tiết dầu trên da đầu và giảm sự bết dính cũng nên được ưu tiên.

Ngoài ra cũng nên tham khảo sản phẩm có pH cân bằng sẽ giúp duy trì độ pH tự nhiên của da đầu, giảm sự nhờn và kích thích tuyến dầu. Đặc biệt, bạn nên tránh sử dụng dầu gội chứa dầu khoáng và silicone, vì chúng có thể tăng sự nhờn trên da đầu và làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Gợi ý một số phương pháp tự nhiên hạn chế đổ dầu trên tóc

Trong tự nhiên có rất nhiều nguyên liệu có thể dùng để cải thiện tình trạng dầu thừa trên tóc, vừa lành tính dịu nhẹ mà công dụng lại không thể ngờ tới.

Sử dụng nước trà xanh

Sử dụng nước trà xanh cải thiện tình trạng dầu thừa trên tóc
Sử dụng nước trà xanh cải thiện tình trạng dầu thừa trên tóc

Nước trà xanh có thể được sử dụng làm một phương pháp tự nhiên để giảm bết tóc. Trà xanh chứa các chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn, có thể giúp làm sạch tóc, giảm dầu thừa và tạo cảm giác tươi mát trên da đầu.

Cách sử dụng:

– Bạn nấu một tách trà xanh với lá trà xanh tươi hoặc túi trà xanh. Sử dụng khoảng 2-3 túi trà xanh hoặc 2-3 muỗng trà xanh tươi cho 1 lít nước sôi. Đậu khắp bề mặt trà xanh trong nước sôi trong khoảng 10-15 phút để chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn của trà xanh phát tác.

– Sau khi nấu, để nước trà xanh nguội tự nhiên cho đến khi nó cảm thấy ấm hoặc mát mà không gây kích ứng da đầu.

– Khi nước trà xanh đã nguội, sử dụng nó như một nước gội đầu thay thế. Hãy đảm bảo rửa tóc và da đầu một cách nhẹ nhàng và massage nhẹ nhàng da đầu bằng ngón tay để kích thích tuần hoàn máu và loại bỏ dầu và bụi bẩn tích tụ.

– Sau khi gội đầu bằng nước trà xanh, rửa tóc kỹ lưỡng bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn nước trà xanh và tạp chất. Để phương pháp đạt hiệu quả nên lặp lại 2-3 lần/tuần.

Sử dụng giấm táo

Giấm táo là phương pháp hiệu quả trong hạn chế tóc bết dầu
Giấm táo là phương pháp hiệu quả trong hạn chế tóc bết dầu

Giấm táo có thể được sử dụng làm một phương pháp tự nhiên để giảm bết tóc. Giấm táo có tính chất acid tự nhiên, có khả năng làm sạch tóc, cân bằng độ pH và giảm dầu thừa trên da đầu.

Cách sử dụng:

– Đầu tiên, hãy pha loãng giấm táo với nước. Sử dụng tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 giữa giấm táo và nước để làm mềm tác động của giấm.

– Sau khi gội đầu bằng dầu gội thông thường, hãy rửa tóc bằng dung dịch giấm táo pha loãng. Đảm bảo lưu ý tránh tiếp xúc trực tiếp giấm táo với mắt hoặc da bị tổn thương.

– Khi rửa tóc bằng dung dịch giấm táo, hãy massage nhẹ nhàng da đầu bằng ngón tay để kích thích tuần hoàn máu và loại bỏ dầu và bụi bẩn tích tụ. Đồng thời, hãy đảm bảo phủ đều dung dịch giấm táo lên da đầu và tóc.

– Sau khi rửa tóc bằng giấm táo, xả tóc kỹ lưỡng bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn giấm táo và tạp chất. Tùy vào tình trạng bết của tóc bạn có thể dùng giấm táo 1-2 lần/tuần để đạt hiệu quả cao.

Sử dụng nha đam

Nha đam dưỡng tóc ngăn dầu thừa
Nha đam dưỡng tóc ngăn dầu thừa

Nha đam là một thành phần tự nhiên phổ biến được sử dụng để giảm bết tóc và làm sạch da đầu. Nha đam có chứa enzym protease, axit salicylic và chất chống vi khuẩn, giúp làm dịu da đầu, giảm dầu thừa và ngăn chặn vi khuẩn gây viêm.

Cách sử dụng:

– Chọn một chiếc lá nha đam tươi và cắt ngang lá để lấy gel bên trong. Lưu ý rằng gel nha đam có thể gây kích ứng da đối với một số người, vì vậy hãy kiểm tra da của bạn trước khi sử dụng nha đam trên toàn bộ da đầu.

– Trước khi áp dụng gel nha đam, hãy gội tóc bằng dầu gội thông thường để làm sạch tóc và da đầu.

– Dùng tay hoặc một dụng cụ nhỏ, nhẹ nhàng áp dụng gel nha đam lên da đầu. Massage nhẹ nhàng để gel nha đam thẩm thấu vào da đầu và tóc. Hãy đảm bảo phủ đều và tận dụng toàn bộ khu vực da đầu và tóc.

– Để gel nha đam trên da đầu và tóc trong khoảng 15-20 phút để cho chất chống vi khuẩn và làm dịu da đầu hoạt động. Trong thời gian này, bạn có thể massage nhẹ nhàng da đầu để kích thích tuần hoàn máu và tăng hiệu quả của nha đam.

Sau khi đã để gel nha đam trong khoảng thời gian đủ, rửa tóc kỹ lưỡng bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn gel nha đam. Nên sử dụng nha đam 1-2 lần/tuần duy trì để đạt được hiệu quả rõ nhất.

Nếu đã áp dụng các biện pháp nêu trên mà da đầu bạn vẫn không cải thiện được tình trạng dầu thừa, hãy liên hệ các chuyên gia để được kiểm tra và tư vấn dùng thuốc bổ sung từ bên trong nhé. Đối với mỗi người lại có mức độ đổ dầu khác nhau, bạn nên tham khảo và điều chỉnh liều lượng phù hợp với da đầu của mình.

Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đổ dầu trên da đầu cũng như làm thế nào để da đầu bớt dầu cải thiện tình trạng tóc cho mình.

 

 

 

Share this post