Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì hết đau? 9 cách chăm sóc mau lành

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì hết đau? 9 cách chăm sóc mau lành

Một số trường hợp sinh thường, bác sĩ bắt buộc phải rạch tầng sinh môn để giúp các mẹ bầu “vượt cạn” dễ dàng hơn. Vết rạch gây đau đớn là một trong những nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu sinh hoạt, di chuyển khó khăn hậu thai sản. Vậy vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì hết đau? Thông thường, nếu được chăm sóc cẩn thận, vết khâu sẽ tự lành sau 2 – 3 tuần. Vậy cách chăm sóc thế nào để vết khâu nhanh lành và không để lại di chứng? Cùng chúng tôi khám phá ngay 9 cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn được chia sẻ trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa sản quốc gia.

1. Giải đáp: Vết khâu tầng sinh môn bao giờ hết đau?

Mẹ bầu bị đau khi rạch và khâu tầng sinh môn là điều vô cùng dễ hiểu. Tùy vào cơ địa của từng người, cảm giác đau tầng sinh môn sẽ biến mất sau khoảng 2 đến 3 tuần trong điều kiện chăm sóc vết khâu cẩn thận. 

Tuy nhiên, nhiều trường hợp các cơn đau tầng sinh môn ngày càng nặng và kéo dài. Nguyên nhân có thể do khâu quá chặt hoặc bị nhiễm trùng vết khâu. Nếu kéo dài hơn 1 tháng, mẹ cần đến phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu được chăm sóc cẩn thận, vết khâu sẽ tự lành sau 2 - 3 tuần
Nếu được chăm sóc cẩn thận, vết khâu sẽ tự lành sau 2 – 3 tuần

2. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn mau lành, không gây biến chứng

Cách chăm sóc thế nào để vết khâu nhanh lành và không để lại di chứng là câu hỏi của rất nhiều chị em. Cùng chúng tôi khám phá ngay 9 cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn được chia sẻ trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa sản quốc gia.

2.1. Đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương 

Nguyên tắc quan trọng nhất khi chăm sóc vết thương tầng sinh môn là cần phải giữ vết thương sạch sẽ, khô thoáng để tránh cho vết thương nhiễm khuẩn. Các mẹ nên tắm và vệ sinh vùng kín cùng vết khâu bằng nước ấm. Sau đó, sử dụng khăn sạch thấm khô từ trước và đằng sau để tránh môi trường độ ẩm cao khiến vi khuẩn dễ tích tụ, sinh sôi.

Đặc biệt, vệ sinh sạch sẽ tay trước khi vệ sinh vùng kín cũng vô cùng quan trọng bởi đôi bàn tay tiếp xúc với rất nhiều nơi, bám vô số bụi bẩn và vi khuẩn, nếu không làm sạch, vi khuẩn sẽ tiếp xúc miệng vết khâu gây viêm nhiễm nấm ngứa. Bên cạnh đó, nếu chị em muốn sử dụng thuốc sát trùng hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ sẽ cần tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ.

2.2. Sử dụng miếng gạc lạnh giảm đau tầng sinh môn

Ngay sau ngày sinh đầu tiên, vết khâu tầng sinh môn sẽ bị sưng và đau. Tuy nhiên các triệu chứng này hoàn toàn có thể làm giảm bớt bằng cách chườm lên vết khâu 1 miếng băng gạc lạnh hoặc túi đá lạnh. Điều này sẽ giúp các mẹ bỉm sữa giảm bớt cảm giác đau và sưng đáng kể. Sau khi thực hiện chườm đá trong khoảng 15 đến 20 phút, các chị em cũng cần lau khô bằng khăn sạch để tránh tạo môi trường ẩm ướt vi khuẩn phát triển.

Tuy nhiên, không phải ai áp dụng cách này cũng giảm đau tầng sinh môn. Lúc này, chị em có thể hỏi trực tiếp bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau để được kê các loại thuốc lành tính, an toàn, không ảnh hưởng chất lượng sữa khi đang trong quá trình cho con bú sữa mẹ.

2.3. Giữ cho vết khâu thoáng khí

Việc để vết khâu tầng sinh môn được đảm bảo thoáng khí, không bí bách, được tiếp xúc với không khí thường xuyên sẽ rút ngắn thời gian lành hiệu quả hơn. Vì vậy, mẹ có thể áp dụng cách nằm trên giường và không mặc đồ lót khoảng 15 phút từ 1 – 2 lần/ngày. Tránh mặc đồ lót chất liệu dày hay đóng bỉm quá chặt, quá bí. Phương pháp này sẽ tạo điều kiện cho vết khâu tầng sinh môn được thông thoáng nhờ tiếp xúc với không khí bên ngoài, vô cùng có lợi thúc đẩy thời gian chữa lành vết thương nhờ giảm nguy cơ nhiễm trùng.

2.4. Lưu ý tư thế ngồi tránh tổn thương vết khâu

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì hết đau cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào tư thế ngồi hằng ngày. Bởi mỗi khi đứng lên ngồi xuống, tư thế này sẽ tác động không nhỏ đến vết khâu tầng sinh môn. Bác sĩ khuyến nghị mẹ hãy chọn cho mình một tư thế ngồi ít tạo áp lực đè lên vết khâu, có thể lót tấm vải mềm hai bên mông hoặc trực tiếp ngồi đệm hơi để không đè lên vết thương nhiều.

Lưu ý tư thế ngồi tránh tổn thương vết khâu
Lưu ý tư thế ngồi tránh tổn thương vết khâu

2.5. Đi bộ – Cách giúp vết khâu tầng sinh môn mau hồi phục

Nhiều chị em nghĩ rằng đi lại nhiều sẽ ảnh hưởng đến vết thương, nhưng suy nghĩ này chưa đúng. Bởi việc tập đi bộ sau sinh sẽ có tác dụng lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giúp giảm sưng và vết khâu mau lành hơn. Vì vậy sau 2 – 3 ngày đầu tiên, khi mẹ có thể lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được, hãy cố gắng tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh bằng tư thế đi thẳng người, hai chân dang rộng ra và bước đi tự tin.

2.6. Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ lành da nhanh

Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ lành da nhanh vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy vết thương tầng sinh môn mau lành. Một số nhóm thực phẩm và thực phẩm cụ thể cực kỳ tốt cho quá trình hình thành mô mới, làm liền vết thương được bác sĩ khuyến khích sử dụng như:

Protein: các loại thịt bò, thịt gà, cá, trứng, sữa,…

Vitamin và chất xơ: Từ các loại hoa quả, rau xanh như bơ, ổi, rau chân vịt, súp nơ, cam, táo, bưởi,…

Chất béo tốt: Chất béo từ dầu cá và dầu thực vật như dầu lạc, vừng, đậu nành,…

Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ lành da nhanh
Bổ sung các thực phẩm hỗ trợ lành da nhanh

2.7. Dành thời gian nghỉ ngơi hồi phục

Việc nghỉ ngơi nhiều sinh là yếu tố quan trọng giúp mẹ mau nhanh phục hồi vết khâu. Vì vậy, chị em không nên quay lại với công việc quá sớm và nên tránh xa những hoạt động đòi hỏi tốn nhiều sức, nặng nhọc, vất vả. 

2.8. Kiêng quan hệ tình dục để vết khâu mau lành

Một trong những yếu tố quyết định vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì hết đau chính là kiêng quan hệ tình dục. Nếu muốn vết khâu nhanh lành, chị em chú ý kiêng quan hệ tình dục để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến vết thương và gây đau đớn. Cách tốt nhất là chị em nên đợi đến khi vết thương lành hẳn rồi mới bắt đầu “yêu” trở lại.

Kiêng quan hệ tình dục để vết khâu mau lành
Kiêng quan hệ tình dục để vết khâu mau lành

2.9. Không nên áp dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng

Các bài thuốc sử dụng lá, cách chữa mẹo với công dụng như làm nhanh liền, nhanh lành vết thương được truyền miệng trong dân gian thu hút nhiều sự chú ý của chị em. Tuy nhiên chị em cần cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định có nên áp dụng hay không. Bởi đa số các phương pháp điều trị bằng bài thuốc dân gian này chưa được kiểm chứng an toàn. Nếu áp dụng rất có thể dẫn tới hậu quả vết thương lâu lành, gây tăng tình trạng viêm nhiễm tại chỗ.

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì hết đau phụ thuộc vào việc mẹ có chăm sóc, kiêng cữ sau sinh đúng cách hay không. Hy vọng với những chia sẻ chi tiết về 9 cách chăm sóc trên, các mẹ sẽ có thể tự chăm sóc vết khâu tầng sinh môn ngay tại nhà, giúp vết khâu chóng lành, sớm bình phục để nhanh chóng quay lại nhịp sinh hoạt bình thường trước đây.

Share this post