3+ Cách chữa thận yếu ở PHỤ NỮ hiệu quả nhất

3+ Cách chữa thận yếu ở PHỤ NỮ hiệu quả nhất

Chúng ta thường nghe nhiều hơn về bệnh thận yếu ở nam giới khiến cho họ bị suy giảm chức năng sinh lý, ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Vậy nên Thận vô cùng quan trọng đối với một người đàn ông. Nhưng điều này cũng đúng với cả phụ nữ. Thận yếu ở phái nữ có nhiều biểu hiện và gây ra những hệ quả xấu đối với chị em, khiến cho cuộc sống của chị em bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy thận yếu là bệnh gì? Cách chữa thận yếu ở phụ nữ như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Cùng đọc kĩ bài viết dưới đây:

Bệnh thận yếu ở phụ nữ là bệnh gì? Biểu hiện của bệnh

Thận ở đây chúng ta sẽ hiểu theo hai hướng khác nhau của hai nền y học gồm y học hiện đại và y học cổ truyền.

Theo y học hiện đại thì thận là một cơ quan trọng cơ thể. Thận đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong đó có lọc máu, giữ lại các chất cần thiết cho hoạt động sống, cân bằng nồng độ các chất điện giải, bình ổn huyết áp, bài tiết nước tiết… Do nhiều yếu tố khác nhau khiến thận suy yếu, bị tổn thương mà không thực hiện tốt chức năng của nó. Có thể kể đến như tuổi tác, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học…

Còn theo y học cổ truyền thì thận là một trong ngũ tạng. Thận có nhiều công năng như thận chủ về thủy dịch, chủ nạp khí, chủ cốt tủy, chủ nhị tiện, chủ tàng tinh và khai khiếu ra tai. Bởi vậy mà thận yếu sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cơ thể nói chung và sinh lý. Trước đây thận yếu gặp nhiều ở nam giới thì hiện nay tình trạng nữ giới bị thận yếu đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

Biểu hiện thận yếu ở người phụ nữ gồm có:

  • Tình trạng rối loạn tiểu tiển: Biểu hiện rõ ràng ở một người phụ nữ bị thận yếu đó chính là đi tiểu đêm nhiều. Ngoài ra còn có thể gặp tiểu rắt, nước tiểu màu bất thường.
  • Rụng tóc nhiều: Cái răng cái tóc là góc con người. Bởi vậy biểu hiện tóc dễ đứt gãy, rụng nhiều sẽ phản ánh cơ thể bạn đang không khỏe, cụ thể là thận đang gặp vấn đề. Thận yếu sẽ khiến chức năng tuyến thượng thận suy giảm, estrogen tiết ra từ tuyến thượng thận giảm làm rối loạn nội tiết tố dẫn tới tóc khô, xơ, yếu, rụng nhiều và cũng xuất hiện nhiều tóc bạc.
  • Suy giảm ham muốn tình dục: Estrogen giảm cũng làm làm tính dục nữ, bởi vậy mà phụ nữ bị thận hư thường khá lãnh cảm, không quá tha thiết với chuyện chăn gối.
  • Biểu hiện mãn kinh sớm: Khi bị rối loạn nội tiết thì hệ lụy của nó chính là hiện tượng mãn kinh sớm. Các biểu hiện kèm theo như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, có thêm nhiều nếp nhăn, thường xuyên cảm thấy bực tức, nóng nảy khó kìm chế.
  • Sạm da, có quầng thâm, sợ lạnh: Là các biểu hiện khi chức năng thận không tốt. Cơ thể sẽ biểu hiện sợ lạnh, thích ấm, Thận không thanh lọc được các chất có hại, lắng đọng lại trong cơ thể gây ra tình trạng sạm da, có các quầng thâm.
  • Tăng cân bất thường: Vóc dáng luôn là điều mà chị em quan tâm. Do tình trạng rối loạn nội tiết nên tăng cân bất thường là điều khó kiểm soát ở những người phụ nữ bị thận yếu. Mỡ tích tụ ở nhiều vị trí như nách, bụng, bắp chân… Đây là điều ưu phiền khiến chị em mất ăn mất ngủ.
Suy giảm ham muốn ở phụ nữ là một trong những biểu hiện của thận yếu
Suy giảm ham muốn ở phụ nữ là một trong những biểu hiện của thận yếu

Nguyên nhân dẫn đến thận yếu ở phụ nữ

Theo các chuyên gia thì có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến thận yếu gặp ở phụ nữ. Nhất là trong xã hội hiện đại này các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe con người ngày càng nhiều và khó kiểm soát được. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân đó như:

Tuổi tác

Tuổi tác tăng lên theo thời gian là quy luật của cuộc sống. Cùng với việc tăng lên của tuổi tác, bước qua độ tuổi 40 thì các cơ quan trong cơ thể sẽ bước vào giai đoạn lão hóa dần, suy giảm chức năng. Trong đó có thận. Phụ nữ lớn tuổi sẽ gặp phải tình trạng thận yếu, gây ra hàng loạt các biểu hiện của thận yếu như đã kể trên. Ngoài ra còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tình càng làm trầm trọng thêm tình trạng của cơ thể.

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Có rất nhiều những thói quen xấu mà chúng ta chưa lường trước được hệ quả cả nó. Bởi nếu bạn cứ dể chúng tiếp diễn hàng ngày qua một thời gian dài sẽ gây ra những hệ lụy không tốt cho thận như nhịn tiểu, uống ít nước, thức khuya, thiếu ngủ, quan hệ tình dục quá độ… Và cả chế độ dinh dưỡng cũng đóng góp một phần, ví dụ ăn mặn, thiếu chất dinh dưỡng…

Tác dụng phụ của thuốc

Có nhiều loại thuốc được sử dụng hiện nay trong điều trị bệnh lý lẫn hỗ trợ chức năng. Một số thuốc bác sĩ kê đơn điều trị bệnh thì chúng ta phải chấp nhận tác dụng phụ không mong muốn của nó có thể gây ảnh hưởng phần nào đến chức năng thận. Điều này đã được cân nhắc thiệt hơn bởi bác sĩ. Nhưng cũng có rất nhiều người sử dụng thuốc không kê đơn một cách bừa bãi mà không cả nhận thức rõ tác dụng xấu của nó. Để rồi hậu quả là khiến cho sức khỏe bản thân nói chung và chức năng một số cơ quan nói riêng trong đó có thận bị suy giảm, bị tác động xấu.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng là một trong số nguyên nhân gây thận yếu ở phụ nữ
Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng là một trong số nguyên nhân gây thận yếu ở phụ nữ

Tâm lý

Tại sao tâm lý có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận? Có phải vô lý? Không, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Các trạng thái tâm lý như stress, căng thẳng, lo âu… sẽ tác động lên hệ thần kinh cùng nhiều hệ cơ quan khác. Ví dụ như cảm xúc kích động quá, lo lắng quá làm tăng huyết áp, tăng lưu lượng tuần hoàn đến thận… cơ thể không điều chỉnh kịp thời mà gây bệnh.

Thận yếu là hệ quả của các bệnh lý mạn tính

Các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch… thường sẽ đi theo con người suốt đời. Chúng diễn biến trong một thời gian dài nên gây thay đổi tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể. Người bị các bệnh lý mạn tính trên nếu không kiểm soát các chỉ số như huyết áp, đường huyết một cách cẩn thận thì có nguy cơ gây các biến chứng nặng nề. Trong đó phải kể đến biến chứng tại thận, gây suy thận, thận yếu.

Thừa cân, béo phì

Tình trạng thừa cân, béo phì đang được cảnh báo gia tăng rất nhiều vào thời đại này. Nguyên nhân có thể kể đến đó là lối sống thiếu vận động, thức ăn nhanh rất nhiều, hầu hết đều là đồ chiên rán ngập trong dầu mỡ… Theo thống kê của nhiều tổ chức thì những người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị bệnh lý về thận cao hơn so với người bình thường và có thể diễn biến nặng hơn.

Bệnh thận yếu gây ra những hệ quả gì?

Các dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ thường diễn biến âm thầm nên thường thì nhiều người chỉ biết đến thận yếu ở nam giới. Nhận định thận yếu ở nữ nhẹ hơn so với nam là đúng nhưng cũng không nên vì thế mà chúng ta xem nhẹ và lơ là chủ quan. Thận yếu làm giảm chất lượng cuộc sống của các chị em, chướng ngại trong chuyện chăn gối, suy nhược cơ thể và có thể diễn biến nặng gây nguy hiểm cho họ.

Thận yếu khiến chị em thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc nên hôm sau sẽ thấy mệt mỏi nhiều, khó tập trung được vào công việc. Hơn thế nữa việc mất ngủ cũng làm cho da kém sáng, có quầng thâm, nhan sắc giảm…

 

Cách chữa thận yếu ở phụ nữ

Có nhiều cách chữa thận yếu ở phụ nữ. Chúng ta có thể lựa chọn điều trị theo Tây y hoặc Đông y, áp dụng các bài thuốc y học cổ truyền hoặc chữa theo kinh nghiệm dân gian. Mục đích của việc điều trị đó chính là tăng cường chức năng, bồi bổ thận và hạn chế các biểu hiện của bệnh. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc Tây y

Các loại thuốc tây y điều trị thận yếu hiện nay hầu hết chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà thôi. Tức là căn cứ theo triệu chứng, biểu hiện của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp. Một số nhóm thuốc thường dùng là:

  • Thuốc lợi tiểu: Nhóm thuốc này gồm nhiều nhóm nhỏ khác nhau và một số cái tên nổi bật như Thiazide, Furosemide… Tác dụng tăng cường bài tiết và thanh lọc tại thận.
  • Thuốc điều hòa huyết áp: Người bị thận yếu tăng huyết áp sẽ được kê đơn sử dụng thuốc huyết áp cho phù hợp. Loại thuốc này cần được lựa chọn nhằm ít gây ra tác dụng phụ với thận nhất. Một số nhóm thường dùng như ức chế men chuyển, chẹn kênh calci, chẹn beta giao cảm… giúp duy trì ổn định huyết áp, ngăn ngừa các cơn tăng huyết áp kịch phát, giảm áp lực cho thận.
  • Thuốc tăng thải acid uric: Thận có chức năng thải lọc acid uric trong cơ thể. Nếu để thành phần này tồn dư trong cơ thể quá nhiều sẽ gây độc cho thận và gây ra tình trạng viêm, sưng nóng đau các khớp. Vì thế mà thận yếu bác sĩ sẽ kê thêm thuốc tăng thải acid uric một cách chủ động.

Lưu ý khi sử dụng thuốc tây y điều trị:

  • Không tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tuân thủ uống đúng liều lượng, thời gian và cách sử dụng ghi trên đơn thuốc.
  • Không lạm dụng thuốc hoặc phối hợp các thuốc với nhau một cách tùy tiện.
  • Khi có tác dụng phụ cần ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng có biểu hiện trầm trọng.

Sử dụng thuốc Đông y

Trong Đông y có rất nhiều vị thuốc có tác dụng bồi bổ thận, ích khí, ích tinh. Phương pháp điều trị này thiên về điều trị bảo tồn, điều trị từ bên trong giúp cân bằng âm dương, hài hòa ngũ tạng từ đó mà bệnh tật tiêu biến. Các vị thuốc quý thường dùng trong bài thuốc bổ thận gồm có:

  • Thục địa: Công dụng bổ máu, bổ thận, bổ tinh. Chủ trịcác bệnh về can thận hư yếu, thắt lưng đầu gối mỏi, đau nhức trong xương, nóng về chiều, mồ hôi trộm, di tinh, thiếu máu, đánh trống ngực, hồi hộp, kinh nguyệt không đều, rong kinh, chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón.
  • Nhục thung dung: Vị ngọt, tính ôn, quy kinh Thận, đại tràng. Ích tinh, kéo dài tuổi thọ, bổ thận, tráng dương, điều trị phụ nữ bị băng huyết .
  • Cẩu tích: Vị ngọt, đắng, cay, tính ôn. Quy kinh can thận. Tác dụng: Mạnh gân xương, trừ phong thấp và bổ can thận. Chủ trị: Bạch đới, khí hư, tiểu tiện nhiều lần, đau lưng, thận hư yếu.
Bài thuốc bổ thận
Bài thuốc bổ thận

Kinh nghiệm dân gian

Một số phương pháp chữa thận yếu ở phụ nữ bằng kinh nghiệm dân gian khác như:

  • Rau diếp cá: Tăng cường chức năng thải độc và lợi tiểu của thận. Cách dùng: Diếp cá 100gram đem rửa sạch, nấu cùng 1 lít nước sôi. Vớt phần bã ra, nước để nguội và chia uống nhiều lần trong ngày thay nước lọc.
  • Rau ngổ: Cách dùng: Lấy 100gram rau ngổ đem ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Rửa lại nhiều lần với nước cho sạch. Đem giã nát, lọc lấy nước, chia hai lần uống sáng – chiều.
  • Râu ngô: Cách dùng: Lấy râu ngô tươi hoặc khô đều được. Rửa sạch rồi đem đun nước uống thay nước lọc hàng ngày.
  • Đậu đen: Cách dùng: 100gram đậu đen với 100gram cỏ tranh. Sắc cùng 1 lít nước, uống trong ngày thay nước lọc.

>>>Xem thêm

Phòng ngừa bệnh thận yếu ở phái nữ

Dưới đây là biện pháp phòng ngừa và cũng góp phần giúp cải thiện tình trạng thận yếu ở phái nữ mà ai cũng nên biết:

  • Mỗi ngày uống ít nhất 2 lít nước để đảm bảo thận đủ lượng nước để lọc. Không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Tuyệt đối không dùng các chất có cồn hay chất kích thích như bia, rượu.
  • Đi tiểu theo nhu cầu, không nên nhịn tiểu quá lâu gây hại cho thận.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh.
  • Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý và điều trị sớm.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.

Trên đây là cách chữa thận yếu ở phụ nữ mà mỗi chị em nên nhận thức rõ và trang bị cho chính mình. Chúc các bạn có được sức khỏe tốt để sống vui, sống có ích.

Share this post