Nên cho trẻ ăn sữa chua vào lúc nào tốt nhất cho hệ tiêu hoá

Nên cho trẻ ăn sữa chua vào lúc nào tốt nhất cho hệ tiêu hoá

Sở hữu thành phần chứa nhiều lợi khuẩn, ăn sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cực tốt cho hệ tiêu hoá. Tuy nhiên, nên cho trẻ ăn sữa chua vào lúc nào tốt nhất? Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nên cho trẻ ăn sữa chua vào các khung giờ bao gồm: Sau bữa ăn chính từ 1 – 2 tiếng, buổi chiều và buổi tối trước khi đi ngủ 2 tiếng.

1. Giải đáp: Nên cho trẻ ăn sữa chua vào lúc nào tốt nhất cho hệ tiêu hoá?

Sữa chua có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là sở hữu nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột và hệ tiêu hoá của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo phát huy toàn bộ công dụng cho sức khỏe, mẹ cần cho bé ăn đúng thời điểm và ăn đúng liều lượng cho phép. Dưới đây là 3 khung thời điểm ăn sữa chua tốt nhất:

1.1. Cho bé ăn sữa chua sau bữa chính 1 – 2 tiếng

Nên cho trẻ ăn sữa chua vào lúc nào tốt nhất cho hệ tiêu hoá? Câu trả lời chính là bữa chính 1 – 2 tiếng. Bởi sau bữa ăn, độ pH của dạ dày đang được tăng lên lớn hơn 4.5. Đây chính là môi trường tuyệt vời cho lợi khuẩn trong sữa chua hoạt động, tăng đề kháng và tăng sức khỏe đường ruột cho bé. Còn nếu trước bữa ăn, độ pH trong dạ dày chỉ khoảng bằng 2, khiến lợi khuẩn trong sữa chua bị tiêu diệt nhanh chóng.

Cho bé ăn sữa chua sau bữa chính 1 - 2 tiếng
Cho bé ăn sữa chua sau bữa chính 1 – 2 tiếng

1.2. Cho con ăn sữa chua vào buổi chiều

Buổi chiều là thời điểm bức xạ mặt trời khá cao, hàm lượng vitamin nhóm B trong sữa chua sẽ giúp cơ thể tăng cường đề kháng để chống lại các tia bức xạ này. Đồng thời, sữa chua cũng có chứa Tyrosine – Hoạt chất mang tác dụng giảm thiểu mệt mỏi và căng thẳng. Vậy nên, ăn sữa chua vào thời điểm này sẽ giúp bé có thêm năng lượng hoạt động.

Cho con ăn sữa chua vào buổi chiều
Cho con ăn sữa chua vào buổi chiều

1.3. Buổi tối trước khi đi ngủ ăn sữa chua

Buổi tối là thời điểm lượng canxi trong cơ thể ở mức thấp nhất. Vậy nên, thời điểm này rất có lợi cho quá trình hấp thụ canxi. Đồng thời, lúc này cũng có ít yếu tố tác động xấu tới quá trình lợi khuẩn làm việc nên quá trình hấp thu canxi đạt hiệu suất cao nhất.

Tuy nhiên, mẹ cần chú ý cho bé ăn sữa chua trước khi đi ngủ khoảng 1.5 – 2 tiếng trước khi đi ngủ. Tuyệt đối không ăn ngay trước khi đi ngủ bởi sẽ gây đầy bụng, chướng bụng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.

2. Những lưu ý quan trọng khi cho con ăn sữa chua mẹ cần lưu lại ngay

Ngoài việc quan tâm Nên cho trẻ ăn sữa chua vào lúc nào tốt nhất cho hệ tiêu hoá để đảm bảo không gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con, những vấn đề quan trọng khi cho con ăn sữa chua mẹ cần lưu lại ngay sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

2.1. Không nên cho bé ăn sữa chua lúc đang đói bụng

Lúc đói bụng, dạ dày tiết ra lượng lớn acid. Lượng acid này có thể tiêu diệt toàn bộ acid lactic trong sữa chua. Điều này khiến tác dụng của sữa chua bị giảm bớt rất nhiều. Không những vậy, lượng acid này khiến dạ dày trẻ bị co bóp nhiều hơn, acid tác động vào niêm mạc dạ dày dễ gây viêm niêm mạc, xuất huyết dạ dày, đau bụng kéo dài.

2.2. Không cho trẻ ăn quá nhiều sữa chua

Tuy sữa chua rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải vì điều này mà mẹ cho bé ăn quá nhiều và ăn quá thường xuyên. Bởi nếu hấp thụ quá nhiều sữa chua sẽ làm mỗi trường bên trong dạ dày nặng tính acid. Đồng thời dễ gây nên cảm giác chán ăn và lạnh bụng ở trẻ. Đặc biệt, chuyên gia khuyến nghị không cho trẻ ăn sữa chua khi đang bị tiêu chảy hoặc hệ tiêu hoá đang không ổn định. Dưới đây là liều lượng phù hợp ăn sữa chua cho từng độ tuổi:

Trẻ dưới 1 tuổi: Ăn sữa chua từ 50 đến 100ml.

Trẻ 2 đến 3 tuổi: 100 đến 200ml.

Trẻ từ 3 tuổi trở lên: 200 đến 300ml.

Những lưu ý quan trọng khi cho con ăn sữa chua mẹ cần lưu lại ngay
Những lưu ý quan trọng khi cho con ăn sữa chua mẹ cần lưu lại ngay

2.3. Không cho còn ăn sữa chua ở nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng

Không cho còn ăn sữa chua ở nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng là lưu ý quan trọng mà mẹ cần quan tâm. Nếu sữa chua được làm ấm ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến lợi khuẩn trong thành phần sữa chua bị tiêu diệt hết, điều này làm giảm khả năng cải thiện sức khỏe hệ tiêu hoá. Còn đối với sữa chua quá lạnh, không chỉ làm giảm chức năng cải thiện sức khỏe mà còn dễ khiến bé bị viêm họng.

Vậy nên, để tránh con ăn sữa chua quá lạnh gây viêm họng, mẹ có thể để sữa chua ra ngoài tủ lạnh, ở nhiệt độ thường trong 10 – 15 phút. Hoặc ngâm hộp sữa chua trong 1 bát nước ấm trước khi cho con thưởng thức.

2.4. Không đánh răng ngay sau khi ăn sữa chua

Khi vừa ăn sữa chua xong, acid vẫn còn lưu lại trên răng. Nếu đánh răng lúc này, dưới tác động mạnh của bàn chải sẽ khiến men răng bị bào mòn nhanh chóng. Vậy nên, thời gian ăn sữa chua và thời gian đánh răng nên cách nhau khoảng 1 tiếng.

Như vậy, sau bài viết trên, mẹ đã biết nên cho trẻ ăn sữa chua vào lúc nào tốt nhất cho hệ tiêu hoá. Sữa chua là một thực phẩm vô cùng tốt cho bé, mẹ nên khéo léo đưa vào thực đơn ăn uống hằng ngày của con để hỗ trợ tăng đề kháng, cho con có sức khoẻ tốt nhất phục vụ hành trình phát triển trong tương lai.

Share this post