Mục lục:
Lác mắt – nguyên nhân và cách chữa trị
Suckhoedoisong.vn – Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 2-3 triệu người bị lác. Đáng nói là hiện tượng bị lác ở trẻ em ngày càng tăng và nhiều trẻ em được khám, chữa muộn đã gây ảnh hưởng nặng đến thị lực vì có tới 70% trẻ bị lác có kèm theo các tật khúc xạ.
Lác mắt là bệnh lý của mắt mà hai mắt không nhìn thẳng được và nhìn theo các hướng khác nhau. Một mắt có thể nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt kia nhìn vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Sự chuyển hướng nhìn của mắt có thể cố định hoặc tạm thời. Mắt nhìn thẳng (và mắt nhìn lệch) có thể hoán đổi hoặc luân phiên nhau. Lác là một bệnh lý hay gặp ở trẻ em và cũng có thể gặp ở người lớn. Bệnh có thể di truyền trong gia đình, tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bị lác không có tiền sử gia đình có người bị lác.
Nguyên nhân của lác mắt
Ở mắt bình thường, cả hai mắt cùng nhìn vào cùng một điểm. Sau đó, não sẽ tổng hợp hình ảnh thu được ở hai mắt thành một ảnh duy nhất là ảnh ba chiều. Hình ảnh ba chiều này sẽ cho ta thị giác tinh tế. Khi một mắt bị nhìn lệch, hai hình ảnh khác nhau ở hai mắt được chuyển đến não bộ. Ở trẻ nhỏ, não bộ học cách loại bỏ hình ảnh của mắt nhìn lệch và chỉ thấy hình ảnh ở mắt nhìn thẳng hoặc mắt nhìn rõ hơn. Sau đó, trẻ sẽ mất đi thị giác tinh tế.
Người lớn bị lác thường nhìn đôi do não bộ của họ đã biết cách nhận hình ảnh từ cả hai mắt và không thể loại bỏ hình ảnh từ mắt bị lệch. Trẻ em bị lác thường không bị nhìn đôi. Lác mắt đặc biệt hay gặp ở trẻ em mắc các bệnh mà ảnh hưởng đến não bộ như: bại não, hội chứng Down, não úng thủy, u não; trẻ đẻ non. Chấn thương mắt hoặc thủy tinh thể làm ảnh hưởng đến quá trình nhìn cũng có thể gây lác mắt. Tuy nhiên, đại đa số trẻ em bị lác không mắc những bệnh này. Một số có tiền sử gia đình có người bị lác mắt.
Khám mắt cho trẻ.
Dấu hiệu để nhận biết trẻ nhỏ bị mắt lác
var gax_wid = 1453171032; var gax_zid = 1474449861; var gax_w =530; var gax_h =298; var gax_skip =5; var gax_flash =false; var gax_content_id = “#content_detail_news”; var gax_position=3; var gax_continuous_play=true
Các bậc cha mẹ cần trang bị kiến thức những bệnh về mắt ở trẻ em để phát hiện nhanh chóng và điều trị đúng thời điểm. Trẻ em khi sinh ra hoặc trong quá trình lớn lên bị mắc các dị tật về mắt dẫn đến ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt. Hãy lưu ý khi con bạn có những biểu hiện dưới đây: Hay nheo mắt khi nhìn hoặc phải liếc mắt nhìn những vật thể đặt ngay phía trước. Hãy đứng đối diện với bé, mắt nhìn vào bé, nếu bạn thấy hai mắt bé có biểu hiện nhìn bạn không đối xứng thì rất có thể bé đã bị lác, cần đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa về mắt để xác định chính xác. Đưa cho bé một món đồ chơi bất kỳ mà bé thích, quan sát kỹ xem khi bé chăm chú nhìn món đồ chơi đó, mắt bé có bị lệch sang một bên hay không, nếu có thì có vẻ bé đã có dấu hiệu bị lác. Dùng tay che một bên mắt của bé lại rồi làm tương tự với bên còn lại, hãy quan sát xem khi bạn bỏ tay ra con ngươi của bé có di chuyển bình thường hay không? Đặt một vật cách bé khoảng 8m rồi hỏi xem bé có nhìn thấy hay không, nếu câu trả lời là không, bạn nên đưa con mình đến bệnh viện mắt để khám. Hãy hướng dẫn và cho bé xếp thẳng hàng dọc hai chiếc bút chì, nếu việc này gây ra khó khăn cho bé thì mắt bé đang có vấn đề, cần được đưa đi khám.
Lác mắt ở trẻ em ngày càng tăng.
Điều trị càng sớm càng tốt
Những tình trạng như lác trong, lác ngoài, lác trên, lác dưới nếu rõ sẽ dễ nhận dạng. Tuy nhiên, có một số trường hợp lác rất khó nhận biết. Để nhận biết chính xác lác ở trẻ em tương đối khó khăn, cần phối hợp nhiều biện pháp theo dõi và đo khám kỹ lưỡng ở các trung tâm nhãn khoa uy tín. Do vậy, nếu nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu lác mắt và đưa bé đi khám sớm, chữa trị càng sớm thì bé càng có cơ hội khỏi bệnh. Nếu chữa lác trước 3 tuổi, tỷ lệ thành công lên tới 92%, 6-8 tuổi là 62%. Nếu để lâu, mắt bé sẽ thành tật nên khả năng phục hồi sẽ kém.
Bác sĩ có thể băng kín một bên mắt không bị tật để giúp bé luyện tập hướng nhìn cho bên mắt còn lại. Hoặc bác sĩ chỉ định cho bé đeo một loại kính đặc biệt để chỉnh hướng nhìn cho mắt của bé. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một cuộc phẫu thuật nhỏ.
Lưu ý: Phương pháp bịt mắt khi chữa lác cho bé phải được sự chỉ định của bác sĩ. Bởi tùy tình trạng bệnh, bé có thể được bác sĩ chỉ định việc bịt mắt bằng thuốc, bằng kính hay bằng miếng vải; bịt thường xuyên hay cách quãng… Bé có thể được bác sĩ chỉ định điều trị lác mắt bằng các trò chơi như xếp hình, xâu hạt vòng để giúp bé tăng sự phối hợp tập trung của cả 2 mắt.
BS. Nguyễn Hải