Cách xử lý khi bị thiếu máu não an toàn, không để lại di chứng

Cách xử lý khi bị thiếu máu não an toàn, không để lại di chứng

Tình trạng thiếu máu não ngày càng phổ biến, không chỉ ở người cao tuổi, tình trạng này cũng dần bị trẻ hoá, xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy các triệu chứng ban đầu chỉ là đau đầu chóng mặt thoáng qua, nhưng nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nên những biến chứng vô cùng tai hại. Vậy cách xử lý khi bị thiếu máu não thế nào? Câu trả lời được bác sĩ chuyên khoa thần kinh chia sẻ chi tiết dưới đây.

1. Hậu quả khi không xử lý kịp thời cơn thiếu máu não

Thiếu máu não là tình trạng tắc nghẽn động mạch và làm quá trình cung cấp máu giàu oxy tới não bị gián đoạn. Điều này dẫn đến những tổn thương mô não, gây ra đột quỵ hoặc nhồi máu não khiến mất chức năng tạm thời và thậm chí khi mô não chết sẽ khiến cho toàn bộ khu vực đó mất chức năng vĩnh viễn. 

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới đó là tai biến mạch máu não. Trong đó, có tới 80% các ca tai biến mạch máu não có nguyên nhân do thiếu máu não không được xử lý kịp thời.

Hậu quả khi không xử lý kịp thời cơn thiếu máu não
Hậu quả khi không xử lý kịp thời cơn thiếu máu não

2. Cách xử lý khi bị thiếu máu não được chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa

Tình trạng thiếu máu não nếu chưa tiến triển nặng tới mức đột quỵ sẽ biểu hiện quan những cơn thiếu máu não thoáng qua với triệu chứng điển hình như choáng váng, đau đầu, buồn nôn, quên, ngất, méo miệng, liệt mặt,…

Đa số các triệu chứng của cơn thiếu máu thoáng qua sẽ tự biến mất sau 15 – 20 phút. Lúc này, người bệnh cần được nằm lên một mặt phẳng cố định, không gối đầu cao. Sau đó, cần nới lỏng quần áo để khí huyết dễ dàng lưu thông lên não hơn. Sau 1 lúc, khi người bệnh dần lấy lại được ý thức, có thể bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể từ sữa, cháo hoặc nước lọc.

Trong trường hợp cơ thiếu máu não nghiêm trọng hơn, người bệnh rơi vào tình trạng bất tỉnh hoặc có dấu hiệu nôn mửa cần sơ cứu bằng cách: Cho người bệnh nằm ngửa, một tay đặt vuông góc với chân. Tiếp tục cho chân bên đối diện co lên và vắt tay cùng bên sang vai bên kia rồi lật người bệnh sang một bên. Sau đó lấy tay gối lên đầu người bệnh, tay còn lại để vuông góc với thân.

Một loạt động tác này sẽ giúp cho bệnh nhân thông thoáng đường thở. Sau đó, cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Đặc biệt lưu ý không để các bệnh nhân đang hôn mê nằm tư thế ngửa, bởi tư thế này sẽ làm lưỡi tụt xuống và lấp đường thở gây tình trạng suy hô hấp.

Cách xử lý khi bị thiếu máu não được chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa
Cách xử lý khi bị thiếu máu não được chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa

3. Phương pháp chữa thiếu máu não theo Đông y

Ngoài tuân thủ phác đồ điều trị bệnh thiếu máu não theo Tây y, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp điều trị thiếu máu não theo Đông y để giảm bớt tình trạng bệnh nhanh chóng.

– Châm cứu: Sử dụng kim để châm vào huyệt đạo trên cơ thể nhằm đả thông kinh mạch, từ đó khí huyết lưu thông tốt hơn và đồng thời giảm các cơn đau đầu một cách nhanh chóng. Sau khi châm cứu, hiệu quả có thể thấy ngay là cơ thể bệnh nhân được thả lỏng, đầu óc được thư giãn thoải mái hơn.

– Xoa bóp: Một cách xử lý khi bị thiếu máu não rất hiệu quả là xoa bóp. Phương pháp này vô cùng đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà. 

Kỹ thuật xoa bóp: Sử dụng hai bàn tay xoa bóp trán với tốc độ vừa phải với tần suất 5 – 10 lần. Sau đó, sử dụng các đầu ngón tay miết từ đỉnh đầu ra hai bên trán và sau gáy 5 đến 10 lần.

– Sử dụng thảo dược: Một số loại thảo dược có tác dụng chống oxy hoá, bồi bổ não bộ, cải thiện trí nhớ, giúp khí huyết được lưu thông dễ dàng hơn. Các bác sĩ Đông y đánh giá rất cao các loại thảo dược như ginkgo biloba trong việc hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu não này.

4. Cách phòng ngừa, kiểm soát thiếu máu não

Bên cạnh trang bị những cách xử lý khi bị thiếu máu não, việc trang bị các cách phòng ngừa, kiểm soát thiếu máu não cũng vô cùng quan trong. Dưới đây, bác sĩ chuyên khoa thần kinh chia sẻ chi tiết một số cách phòng ngừa, kiểm soát bệnh tốt hơn

4.1. Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Một chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phòng ngừa thiếu máu não nói riêng và cải thiện sức khỏe nói chung. Để giúp đảm bảo chức năng não bộ, hệ tuần hoàn máu và tim mạch luôn hoạt động ổn định, nên bổ sung ngay các chất dưới đây:

– Sắt: Có tác dụng thúc đẩy quá trình tạo máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu não. Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê), các loại hạt đậu, rau bina,…

– Omega – 3: Có chức năng thúc đẩy, tăng cường cường hoạt động của tim và cải thiện sức khỏe não bộ. Omega – 3 có nhiều trong các loại cá hồi, cá trích hoặc cá tuyết,…

– Nitrat: Đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị thiếu máu não, nitrat có nhiều trong cải bó xôi, rau diếp,…

– Polyphenols: Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh điều trị thiếu máu não chắc chắn không thể thiếu các thực phẩm chứa nhiều Polyphenols như trà, cacao, các loại hạt,…

Bên cạnh đó, người đang bị hoặc có nguy cơ thiếu máu não cần né xa các loại thực phẩm không tốt cho sức khoẻ như: Mỡ động vật, đồ uống có cồn, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều phụ gia thực phẩm,…

Một chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phòng ngừa thiếu máu não
Một chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phòng ngừa thiếu máu não

4.2. Tập thể dục hàng ngày đều đặn

Tập thể dục đều đặn hằng ngày là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe cho cơ bắp và tim mạch, từ đó việc lưu thông máu đến não bộ diễn ra ổn định hơn, tốt hơn. Vì thế, dù là người có sức khoẻ tốt hay những người đang mắc bệnh cũng nên dành thời gian vận động mỗi ngày ít nhất 30 phút.

Không cần đến phòng tập hay phải sử dụng bất cứ loại máy móc phức tạp nào. Một số bài tập đơn giản mang đến hiệu quả hỗ trợ cho hoạt động của tim mạch và bơm máu lên não như: đi bộ, tập yoga, kéo giãn cơ thể, khiêu vũ, đạp xe,…

4.3. Nghỉ ngơi điều độ và hạn chế căng thẳng

Khi căng thẳng, bực tức, stress kéo dài sẽ thường khiến tình trạng thiếu máu lên não nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh gặp các triệu chứng như choáng váng, đau nhức đầu, thậm chí ngất và đột quỵ.

Vậy nên, một chế độ nghỉ ngơi điều độ và hạn chế căng thẳng là vô cùng cần thiết. Bệnh nhân cần dành nhiều thời gian cho thư giãn, nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức. Đặc biệt đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng và ngủ trước 11 giờ đêm.

4.4. Sử dụng thuốc điều trị đúng theo chỉ định

Sử dụng thuốc điều trị và thực phẩm chức năng theo đúng liều lượng, thời gian sử dụng bác sĩ đã hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

4.5. Khám sức khỏe định kỳ

Thiếu máu não tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh như: Đột quỵ, suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng não bộ,… Vì vậy, bất cứ ai cũng cần thăm khám định kỳ hiểu được tình trạng sức khoẻ hiện tại và kiểm soát, loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn.

Nắm được cách xử lý khi bị thiếu máu não và các cách phòng ngừa, kiểm soát thiếu máu não sẽ giúp bệnh nhân chủ động chăm sóc bản thân tốt hơn. Căn bệnh này thực sự tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vậy nên, ngay bây giờ bất cứ ai cũng cần thực hiện tốt các nguyên tắc bảo vệ sức khỏe một cách nghiêm túc nhất.

Share this post