Bạn đang gặp phải tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân? Những cơn đau khiến bạn khó chịu và bạn đang muốn tìm cách giải quyết. Vậy nguyên nhân của vấn đề này từ đâu, có cách nào khắc phục? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé.
Mục lục:
Nguyên nhân khiến lòng bàn chân đau khi ngủ dậy
Để tìm được một biện pháp khắc phục hiệu quả, bạn cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây ra những cơn đau ở lòng bàn chân. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình hay gặp.
Tư thế ngủ không đúng
Tư thế ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ. Nhiều người vẫn nghỉ, tư thế nào cũng được miễn là cảm thấy thoải mái là được. Nhưng thực tế, tư thế ngủ để tạo cảm giác thoải mái trong suốt quá trình ngủ lại khác hoàn toàn.
Nhưng tư thế như nằm úp, nằm cuộn tròn hay trùm chăn thực ra không hề tốt một chút nào. Đây có thể là một nguyên nhân khiến bạn gặp những cơn đau ở lòng bàn chân sau khi ngủ dậy.
Giường ngủ không đảm bảo
Chất lượng giấc ngủ cũng sẽ bị chi phối bởi giường ngủ và các phụ kiện sử dụng khi ngủ. Một chiếc giường ngủ không thoải mái, đệm đàn hồi không tốt cũng sẽ khiến máu khó lưu thông. Bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu sau khi thức dậy. Và rất có thể tình trạng đau lòng bàn chân là do chất lượng giường ngủ của bạn.
Viêm cân gan bàn chân
Đây là một nguyên nhân không hề hiếm gặp. Khi phần cơ gan chân bị viêm, bạn sẽ thấy những cơn đau nhức xuất hiện ở bàn chân.
Bạn sẽ thấy các cơn đau rất khó chịu, cơn đau sẽ tăng lên khi bạn bước đi. Đây được xem là một vấn đề nghiêm trọng và bạn cần phải xử lý sớm.
Viêm khớp dạng thấp
Những cơn đau đó có thể là do viêm khớp dạng thấp. Ở những người này, các khớp thường sẽ sưng, đỏ, cứng, nóng và đau nhức. Bàn chân có thể sẽ tê cứng, đau và khó khăn trong việc đi lại.
Do đó, khi bị đau lòng bàn chân, bạn có thể xem xét đến nguyên nhân này.
Viêm gân gót chân
Ở những bị viêm gân gót chân cũng sẽ gặp phải những cơn đau nhức ở lòng bàn chân sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Đa phần những người gặp vấn đề này là do sử dụng gân gót chân quá nhiều hoặc hoạt động tiếp đất không đúng. Vì vậy, bạn cũng nên xét đến nguyên nhân này.
Bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt hay còn gọi là bàn chân phẳng, đây là tình trạng gan bàn chân bị lõm vào bên trong. Khi đứng và đi phần mũi bàn chân thường hướng ra ngoài. Lòng bàn chân sẽ chạm đất thay vì có phần đỡ là gót chân hoặc phần phía trước.
Không ít người đã mắc hội chứng này từ khi sinh ra. Mặc dù, ban đầu người bệnh không cảm thấy đau, như theo thời gian, với những rối loạn liên kết ở khu vực bàn chân, những cơn đau sẽ xuất hiện. Bạn có thể sẽ bị vòm bàn chân và sưng ở gót chân.
Gai gót chân
Khi canxi tích tụ sẽ tạo điều kiện cho gai xương phát triển ở mặt bên dưới chân hoặc phía gót chân. Phần gai này thường có hình móc câu, nhọn và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng chúng sẽ tạo ra các cơn đau rất hó chịu. Tình trạng đau lòng bàn chân của bạn cũng có thể là từ nguyên nhân này.
Chấn thương
Một trong những nguyên nhân cũng khá phổ biến đó là do những chấn thương hôm trước. Những chấn thương được tạo ra cho quá trình vận động, làm việc, đi đứng,…khiến các mô bị tổn thương và gây đau.
Thông thường với những chấn thương không quá nghiêm trọng, thì cơn đau sẽ dần hết ngay sau đó vài ngày.
Biện pháp khắc phục sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân
Sau khi bạn đã xác định được chính xác nguyên nhân gây ra những cơn đau khó chịu. Nếu sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân bạn có thể tham khảo và lựa chọn các phương pháp sau để cải thiện.
Nâng cấp đệm ngủ
Để khắc phục những cơn đau ở lòng bàn chân do ngủ sai tư thế hay do chất lượng giường nệm, thì bạn cần phải nâng cấp đệm ngủ. Bạn nên chọn một chiếc đệm có độ đàn hồi tốt, đủ êm ái để cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu giấc.
Bạn có thể lựa chọn đệm của các thương hiệu nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Bạn nên ưu tiên các loại đệm làm bằng chất liệu an toàn, tốt cho sức khỏe.
Chườm đá
Chườm đá lạnh lên khu vực bị đau cũng là cách giúp bạn giảm bớt những khó chịu. Cách này sẽ giúp các mạch máu ở khu vực bị đau co lại, giảm quá trình lưu thông máu để cải thiện cơn đau.
Nếu lựa chọn chườm đá, bạn chỉ thực hiện trong khoảng 20 phút/lần. Và bạn không được để trực tiếp đá lạnh lên vùng da đang bị đau.
Chườm ấm
Những cơn đau của bạn sẽ dịu bớt đi khi bạn chườm ấm. Với tác dụng giúp các mạch máu thư giãn, tăng cường quá trình tuần hoàn nên những tổn thương đang gặp phải cũng nhanh chóng được khắc phục.
Bạn duy trì chườm ấm mỗi ngày để cải thiện cơn đau một cách có hiệu quả. Bạn có thể kết hợp cùng với ngâm chân bằng nước ấm để tăng hiệu quả giảm đau.
Nâng cao chân
Với những người chấn thương ở chân, thay vì để chân bình thường như trước. Khi ngủ, bạn nên nâng bàn chân lên để hạn chế cảm giác nhức mỏi và đau. Đây cũng là một cách rất hay giúp bạn cải thiện những cơn đau khó chịu.
Ngâm chân với nước ấm
Ngâm chân cũng là cách giúp cho khí huyết được lưu thông, các cơ ở khu vực bàn chân được thư giãn. Nhờ đó mà các cơn đau cũng sẽ dễ chịu hơn. Bạn nên áp dụng duy trì mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
Massage lòng bàn chân
Xoa bóp lòng và khu vực xung quanh bàn chân cũng là cách giúp bạn giảm đau nhức ở chân. Đây cũng là cách giúp đôi chân của bạn được thư giãn sau một ngày dài hoạt động. Đặc biệt, nếu bạn duy trì việc này vào mỗi tối, những cơn đau ở chân cũng sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
Vận động nhẹ
Khi bạn gặp các vấn đề ở bàn chân, việc vận động là cần phải chú ý. Bạn không thể không vận động, điều này thực tế không tốt với tình trạng đang gặp phải. Việc vận động sẽ tốt hơn cho bạn. Nhưng bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh tạo ra áp lực cho đôi chân. Vận động phù hợp sẽ giúp bạn tăng cường được sức khỏe và hạn chế cơn đau ở chân khi ngủ dậy vào sáng sớm.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Sức khỏe của mỗi người bị chi phối rất nhiều bởi chế độ ăn uống. Ngay cả tình trạng đau đang gặp phải cũng sẽ bị ảnh hưởng từ chế độ ăn uống. Để có thể khắc phục cơn đau đang ăn phải, bạn nên sử dụng tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, canxi và khoáng chất như trứng, sữa, thịt trắng, rau củ quả,…
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một việc vô cùng tốt. Việc này sẽ giúp bạn sớm phát hiện được vấn đề đang gặp phải và có biện pháp xử lý kịp thời.
Với những người đang bị đau lòng bàn chân, thì việc đi kiểm tra sức khỏe cũng sẽ giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân. Nhờ đó mà bạn có được phương pháp điều trị hiệu quả và tốt hơn.
Mang nẹp vào ban đêm
Với những người bị viêm cân gan bàn chân, để hạn chế cơn đau sáng thức dậy, bạn nên mang nẹp khi đi ngủ. Tất nhiên, nẹp sử dụng là loại nẹp chuyên dụng và bạn nẹp theo hướng dẫn để đảm bảo có một giấc ngủ ngon nhất.
Dùng giá đỡ vòm
Ngoài việc sử dụng nẹp, bạn còn có thể sử dụng giá đỡ vòm để ổn định bàn chân khi ngủ, đứng hoặc đi. Nhờ việc cố định bàn chân mà cơn đau của bạn sẽ được cải thiện.
Thông thường những người bị viêm gan bàn chân, bàn chân bẹt hoặc gai gót chân sẽ dùng giá đỡ vòm. Ngoài ra, người bệnh cũng nên lựa chọn giày dép đi hàng ngày đảm bảo êm, vừa vặn để giúp bàn chân tránh được cơn đau khó chịu.
Bôi thuốc giảm đau tại chỗ
Sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân khiến bạn rất khó chịu và không muốn làm gì cả. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể sử dụng một số sản phẩm bôi giảm đau. Các sản phẩm có tinh chất bạc hà, bạch đàn, nhựa thông sẽ giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng.
Sử dụng thuốc giảm đau
Trong một số trường hợp, cơn đau thật sự khó chịu, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau theo đơn kê của bác sĩ. Bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Bạn chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Khi nào đau lòng bàn chân cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp kể trên mà cơn đau không giảm hoặc có chuyển biến tích cực, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ngoài ra, trong trường hợp bạn đang mắc phải một vấn đề gì đó, thì việc đến gặp bác sĩ sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được biện pháp khắc phục kịp thời.
Bên cạnh đó, trong quá trình áp dụng các biện pháp nói trên, bạn thấy có biểu hiện bất thường hoặc khó chịu, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ luôn. Tránh trường hợp để các dấu hiệu kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Phòng tránh cơn đau lòng bàn chân khi ngủ dậy
Để ngăn ngừa các cơn đau khó chịu có thể gặp phải khi sáng ngủ dậy, bạn nên:
- Duy trì một trọng lượng hợp lý.
- Thực hiện các bài tập thể thao vừa sức.
- Lựa chọn giày dép êm ái, vừa vặn.
- Đi lại, đứng đúng tư thế.
- Tránh các hoạt động quá sức.
- Duy trì thói quen xoa bóp, ngâm chân hoặc chườm chân mỗi ngày.
- Thực hiện khởi động trước khi tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.
- Duy trì một chế độ ăn uống đủ chất và khoa học.
Việc phòng ngừa những cơn đau thực sự đơn giản, chỉ cần bạn nhớ và duy trì thực hiện mỗi ngày. Mong rằng với những thông tin được bài viết chia sẻ, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng sáng ngủ dậy bị đau lòng bàn chân. Chúc bạn luôn biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân trước những tác nhân gây hại cho sức khỏe.